Cads.Models.Service.NewsViewHome NewsViewHome

CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CẦN THỰC HIỆN CUỐI NĂM 2024 VÀ ĐẦU NĂM 2025

17/01/2025 Số lần xem: 854 Cuối năm 2024 và đầu năm 2025 là khoảng thời gian bận rộn nhất đối với các kế toán doanh nghiệp. Để đảm bảo kế toán nắm rõ các công việc cần thực hiện, tránh việc chậm trễ gây ảnh hưởng đến uy tín với ban quản lý cũng như tránh các rủi ro về xử phạt, bài viết dưới đây sẽ trình bày 21 công việc quan trọng mà kế toán cần hoàn thành vào cuối năm tài chính và đầu năm tiếp theo.
1. Đối chiếu công nợ
Đối chiếu và xác nhận công nợ với các đối tác là một công việc quan trọng và cần thiết trong công tác kế toán. Việc lập biên bản xác nhận công nợ không chỉ giúp kế toán đảm bảo tính chính xác của số liệu mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kiểm soát rủi ro và tăng cường sự minh bạch trong báo cáo tài chính. Nếu quá trình này không được thực hiện chính xác, sự sai lệch về công nợ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi với mức cụ thể như sau:
Mức trích lập dự phòng cho nợ phải thu quá hạn như sau:
  • Từ 6 đến dưới 12 tháng: Trích lập 30% giá trị nợ.
  • Từ 12 đến dưới 24 tháng: Trích lập 50% giá trị nợ.
  • Từ 24 đến dưới 36 tháng: Trích lập 70% giá trị nợ.
  • Từ 36 tháng trở lên: Trích lập 100% giá trị nợ.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông và bán lẻ, khi đối mặt với các khoản nợ phải thu từ khách hàng cá nhân quá hạn thanh toán các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và hàng hóa bán lẻ theo hình thức trả chậm/trả góp, doanh nghiệp cần trích lập dự phòng theo mức sau:
  • Từ 3 đến dưới 6 tháng quá hạn: 30% giá trị nợ.
  • Từ 6 đến dưới 9 tháng quá hạn: 50% giá trị nợ.
  • Từ 9 đến dưới 12 tháng quá hạn: 70% giá trị nợ.
  • Từ 12 tháng trở lên: 100% giá trị nợ. Lưu ý: Để biết thêm chi tiết về hồ sơ trích lập dự phòng, vui lòng tham khảo Thông tư 48/2019.
3. Kiểm kê Tài sản & xử lý chênh lệch
Việc kiểm kê tài sản và lập biên bản kiểm kê vào ngày 31/12/2024 là một yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp. Hoạt động này nhằm đối chiếu tài sản thực tế với số liệu kế toán, góp phần đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quản lý tài sản.
Quy trình kiểm kê bao gồm các bước sau:
  1. Lập kế hoạch chi tiết: Xác định rõ đối tượng kiểm kê, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận.
  2. Thực hiện đối chiếu: So sánh tài sản thực tế với sổ sách kế toán.
  3. Lập biên bản: Ghi nhận toàn bộ kết quả kiểm kê, đặc biệt chú ý ngày 31/12/2024.
Xử lý chênh lệch
  • Tài sản thiếu: Việc xác định chính xác nguyên nhân và xử lý kịp thời tình trạng tài sản thiếu hụt là rất quan trọng để đảm bảo tính chính xác của sổ sách kế toán và tránh thất thoát tài sản.
  • Tài sản thừa: Việc kiểm tra và xử lý tài sản thừa không chỉ đảm bảo tính chính xác của sổ sách kế toán mà còn giúp đơn vị quản lý tài sản hiệu quả hơn.
4. Xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị
Xác định và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một bước quan trọng trong quản lý hàng tồn kho. Thông qua việc kiểm kê định kỳ, doanh nghiệp có thể phát hiện những mặt hàng đã giảm giá trị sử dụng và thực hiện trích lập dự phòng phù hợp. Điều này không chỉ giúp báo cáo tài chính phản ánh chính xác tình hình tài sản của doanh nghiệp mà còn đảm bảo việc tuân thủ các quy định kế toán hiện hành.

Để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong quá trình trích lập dự phòng, doanh nghiệp cần lập một bảng kê chi tiết ngay trên biên bản kiểm kê. Bảng kê này sẽ ghi rõ các thông tin như: tài khoản kế toán, tên hàng, mã hàng, số lượng hàng hóa bị giảm giá và giá trị giảm giá tương ứng.

Việc hạch toán trích lập được thực hiện bằng bút toán:
  • Nợ TK 632: Giá vốn hàng bản
  • Có TK 229: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hồ sơ trích lập dự phòng HTK phải chặt chẽ theo Thông tư 48/2019/TT-BTC, nếu ko đáp ứng yêu cầu của TT 48 thì rủi ro bị loại trừ chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cao.

5. Kế toán lưu ý xem số dư tiền mặt lớn không
Cơ quan thuế có thể xem xét lại tính hợp lý của chi phí lãi vay nếu doanh nghiệp vừa có số dư tiền mặt lớn vừa phát sinh chi phí lãi vay. Trong trường hợp này, khoản chi phí lãi vay có nguy cơ bị loại khỏi danh mục các chi phí được trừ khi tính thuế.

6. Đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng
Cuối năm, kế toán phải tiến hành đối chiếu số dư ngân hàng để đảm bảo tính chính xác và hợp lý của số liệu kế toán.
  • Cuối kỳ kế toán, kế toán sẽ gửi yêu cầu xác nhận số dư đến tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp đang giao dịch. Ngày xác nhận được thống nhất là ngày 31/12 để đảm bảo tính nhất quán.
  • Sau khi thu thập đầy đủ thông tin từ ngân hàng, kế toán sẽ tiến hành đối chiếu cẩn thận số dư trên sao kê ngân hàng với số dư tài khoản 112 trên sổ kế toán.
  • Nếu phát sinh bất kỳ chênh lệch nào, kế toán sẽ tiến hành rà soát kỹ lưỡng các giao dịch chưa được phản ánh trên sổ sách, chẳng hạn như các khoản tiền đang chờ xử lý, để xác định nguyên nhân và điều chỉnh cho phù hợp.
Kết quả đối chiếu được ghi nhận và sử dụng để lập báo cáo tài chính một cách chính xác, minh bạch.

7. Trích trước các khoản chi phí phải trả
Việc trích trước các khoản chi phí chưa có đầy đủ chứng từ là một yêu cầu bắt buộc trong kế toán để đảm bảo các khoản chi phí được ghi nhận đúng kỳ, phản ánh chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Một khoản chi phí phải trả khác phải trích là lãi vay dự trả.

8. Hạch toán lãi dự thu nếu có khoản tiền gửi tiết kiệm
Tương tự như ví dụ 2 ở mục 9, kế toán cũng cần dự tính trước phần lãi dự thu để đưa vào doanh thu tài chính tương ứng.
  • Bút toán nợ TK 1388/Có TK 515
  • Sang năm nhận lãi hạch toán lại : Nợ 112/Có 138 rồi hạch toán thêm phần lãi chưa hạch toán dự thu, nợ 112/Có 515
9. Phân bố khấu hao
Phân bổ TK 242 của tháng 12 (nếu bạn thống nhất phân bổ theo hằng tháng)

10. Đăng ký mã số thuế cá nhân cho những ai chưa đăng ký, hồ sơ người phụ thuộc (nếu có) để quyết toán thuế TNCN
Để được ủy quyền quyết toán thuế TNCN, cá nhân phải là người cư trú tại Việt Nam theo quy định của Thông tư 111. Ngoài ra, nếu cá nhân làm việc tại nhiều nơi hoặc có thu nhập từ nhiều nguồn, cần đảm bảo rằng nơi làm việc/nguồn thu nhập thứ hai đã khấu trừ thuế 10% và tổng thu nhập bình quân không vượt quá 10 triệu đồng/tháng. Các trường hợp không đáp ứng các điều kiện trên sẽ không được phép ủy quyền quyết toán thuế.

11. Đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ như tiền, công nợ
Các khoản ứng trước tại tài khoản 131 và 331 sẽ không được đánh giá trừ khi hợp đồng kinh tế bị hủy bỏ. Nguyên nhân là do công nợ ứng trước thường được thanh toán bằng hàng hóa, dịch vụ chứ không phải bằng tiền mặt, do đó việc đánh giá tại thời điểm này là chưa phù hợp.
  • Nếu lỗ hạch toán: Nợ 413/Có 131, 331,111,112…
  • Nếu lãi hạch toán: Nơ 131,331,111,112/Có 413…
Sau khi hoàn tất các bút toán hạch toán liên quan, số dư cuối cùng của tài khoản 413 sẽ được chuyển sang tài khoản 515 (Doanh thu khác) hoặc 635 (Chi phí khác), tùy thuộc vào tính chất của khoản mục. Đặc biệt lưu ý, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, cần tách riêng phần lãi/lỗ phát sinh từ việc đánh giá lại tiền và các khoản phải thu, vì khoản này không phải đối tượng chịu thuế.

12. Nộp tờ khai thuế tháng 12 hoặc quý IV
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế phụ thuộc vào hình thức khai báo. Cụ thể:
  • Đối với thuế khai theo tháng: Hồ sơ phải được nộp chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Đối với thuế khai theo quý: Hạn chót nộp là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên trong quý tiếp theo.
  • Đối với tờ khai thuế tháng 12, doanh nghiệp phải nộp chậm nhất vào ngày 20/01 năm sau. Riêng đối với thuế quý 4, thời hạn nộp sẽ là ngày cuối cùng của tháng 1 năm sau.
13. Đầu năm mới nộp lệ phí môn bài
Nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài đầu năm mới:
  • Đối tượng: Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mới thành lập trước ngày 01/01
  • Thời hạn: Chậm nhất là ngày 30/01.
  • Mức thu: Được xác định dựa trên vốn điều lệ hoặc doanh thu theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
14. Thực hiện bút toán Kết chuyển kết quả kinh doanh
Sử dụng TK 911: Bút toán: Nợ 511,515,711/Có 911; Nợ 911/Có 632,635,641,642,811…Phần dư còn lại trên 911 kết chuyển vể TK 421: Nguyên tắc các tài khoản từ loại 5 trở đi thì ko có số dư cuối kỳ.

15. Xác định chi phí không hợp lý hợp lệ để đưa vào chỉ tiêu B4 khi quyết toán thuế TNDN
Để tránh rủi ro khi cơ quan thuế kiểm tra và yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về các khoản chi phí đã được loại trừ, các kế toán nên tổng hợp đầy đủ thông tin vào một file Excel. Việc lưu trữ này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đối chiếu và cung cấp đầy đủ chứng từ khi cần thiết, tránh tình trạng bị kiểm toán trùng lặp và gây thiệt hại

16. Xác định thu nhập miễn thuế, các khoản giảm trừ thu nhập tính thuế khác
Để tránh sai sót trong quá trình tính thuế, kế toán nên xây dựng một danh sách các khoản thu nhập được miễn thuế và các khoản giảm trừ thuế khác. Việc lưu trữ danh sách này dưới dạng file Excel hoặc ghi vào thuyết minh báo cáo tài chính sẽ giúp kế toán dễ dàng đối chiếu và kiểm tra lại thông tin khi cần.

17. Thực hiện nộp quyết toán thuế TNDN
Thời hạn nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2024 là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tức là hạn cuối cùng là ngày 31/03/2025 (đối với doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc vào 31/12/2024).

Doanh nghiệp cần nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN (mẫu 03/TNDN) và nộp đủ số thuế còn phải nộp (nếu có) thông qua cổng thông tin thuế điện tử.

18. Thực hiện nộp quyết toán thuế TNCN
Theo quy định, người nộp thuế TNCN phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm. Đối với kỳ tính thuế năm, hạn chót để nộp tờ khai quyết toán là ngày 31 tháng 3 năm sau. Thời hạn này được tính là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đối với tổ chức: Tổ chức sẽ đại diện người lao động đã ủy quyền để quyết toán thuế TNCN bằng mẫu 05/QTT-TNCN qua mạng.

Đối với cá nhân: Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập hoặc không ủy quyền cho tổ chức phải tự kê khai, nộp đủ thuế hoặc làm thủ tục hoàn thuế nếu có.

19. Lập báo cáo tài chính năm 2024
Để lập Báo cáo tài chính (BCTC) năm 2024, doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy định theo Thông tư mà mình áp dụng:
  • Theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh nghiệp phải lập và trình báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Khác với Thông tư 200, khi áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC, doanh nghiệp phải bổ sung thêm Bảng cân đối tài khoản khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế. Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được khuyến khích nhưng không bắt buộc.
Việc lập báo cáo tài chính yêu cầu tính chính xác cao. Kế toán phải đảm bảo các số liệu trong báo cáo khớp với sổ sách kế toán và chứng từ gốc. Theo quy định, báo cáo tài chính phải được nộp trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tức là trước ngày 31/03/2025. Ngoài ra, báo cáo cần được ký xác nhận bởi người lập báo cáo, kế toán trưởng và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Việc sử dụng phần mềm kế toán giúp nâng cao độ chính xác trong việc tính toán các chỉ tiêu kế toán như thuế TNDN, khấu hao… so với phương pháp thủ công. Các công việc lặp đi lặp lại như nhập liệu hóa đơn, chứng từ cũng được tự động hóa, giảm thiểu rủi ro sai sót. Điều này giúp kế toán yên tâm hơn trong việc hoàn thành báo cáo cuối năm.

20. Nộp các loại thuế sau khi trừ đi các khoản thuế đã tạm nộp trước, hạn nộp thuế cũng là hạn nộp tờ khai
Sau khi hoàn tất việc lập tờ khai quyết toán thuế, doanh nghiệp cần kiểm tra và nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Số tiền này được tính bằng cách trừ đi tổng số thuế đã nộp trước đó. Hạn chót để thực hiện cả hai công việc trên:
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Hạn nộp là 31/03/2025 (đối với năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2024).
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Hạn nộp là 31/03/2025.
Doanh nghiệp cần kiểm tra số thuế đã tạm nộp để xác định chính xác số thuế còn phải nộp, lập giấy nộp tiền qua cổng thuế điện tử và hoàn tất nghĩa vụ đúng hạn để tránh bị phạt chậm nộp.

21. Nộp các loại báo cáo, Thống kê khác nộp cho các cơ quan liên quan
Ngoài báo cáo tài chính và thuế, cuối năm và đầu năm mới, doanh nghiệp còn phải chuẩn bị và nộp nhiều loại báo cáo, thống kê khác theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước.
  • Báo cáo thống kê: Doanh nghiệp phải cung cấp cho cơ quan thống kê địa phương những thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động, tiền lương theo các mẫu biểu quy định. Đây là cơ sở để cơ quan nhà nước nắm bắt tình hình kinh tế – xã hội của địa phương.
  • Báo cáo lao động: Báo cáo này được gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan quản lý lao động địa phương. Nội dung chính bao gồm số lượng người lao động, mức lương, chế độ bảo hiểm và kế hoạch tuyển dụng trong năm tới.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in hoặc đặt in phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế để đảm bảo việc quản lý hóa đơn và chống thất thu thuế.
  • Báo cáo về bảo hiểm xã hội: Cuối năm, doanh nghiệp cần đối chiếu và quyết toán số liệu đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan bảo hiểm để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.
Phần mềm CADS với 27 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng, thiết kế các phần mềm quản lý doanh nghiệp theo yêu cầu, chúng tôi cam kết sẽ mang đến những sản phẩm phù hợp và tối ưu chi phí nhất cho doanh nghiệp bạn.

Hãy đăng ký tư vấn ngay để có thể trực tiếp trải nghiệm được một hệ sinh thái với đa dạng các nền tảng, tính năng sẽ là giải pháp tương lai cho doanh nghiệp!
-------------------------------------------------------
Công ty phần mềm CADS
Hotline: 0903402799
CSKH: 19001294
Facebook: https://www.facebook.com/PhanMemCADS/

Tin liên quan